Theo đó, 3 giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo được đề ra như sau: Năm 2017, rà soát để sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo; đề xuất giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đủ mạnh để quản lý về cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; tăng cường năng lực chế tạo của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo cơ chế để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giao công nghệ, triển khai hoạt động thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, giảm gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động. Xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao.
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực công nghệ, sản phẩm mũi nhọn; lựa chọn ngành và lĩnh vực sản phẩm để phát triển theo lộ trình. Chỉ đạo quyết liệt, thống nhất, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp; nhất là các doanh nghiệp nhà nước đi tiên phong trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy mô lớn, các sản phẩm quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và cơ khi chế tạo; chú trọng xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực này.
Minh Anh
Theo Tạp chí công thương